PHÒNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM
SÁT
ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN AN NINH, MA TÚY,
THAM NHŨNG, CHỨC VỤ VÀ XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
(gọi tắt là PHÒNG 1)
------
Vị
trí, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát
xét xử sơ thẩm án an ninh, ma tuý, tham nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động tư
pháp (gọi tắt là Phòng 1) được đổi từ Phòng 2 theo Thông báo số 60/TB-VKS-P15
ngày 09/5/2015 của Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang) được thành lập theo
Quyết định số 42/2005/QĐ-VKSTC ngày 14/7/2005 của Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân (VKSND) tối cao. Do yêu cầu
nhiệm vụ tại địa phương, nên Viện trưởng VKSND tỉnh
phân công Phòng 1 kiêm nhiệm thêm án tham nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động
tư pháp. Vì vậy, Phòng có tên gọi chung là Phòng Thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma túy, tham
nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động tư pháp (Phòng 1) là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tỉnh Kiên Giang.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, mọi hoạt
động nghiệp vụ của đơn vị luôn bám sát theo Chỉ thị, hướng dẫn của VKSND tối
cao, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo VKSND tỉnh. Hàng năm, Phòng đều xây
dựng chương trình công tác với những nội dung và biện pháp thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Phòng, cụ thể như:
- Giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm
sát tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố và kiểm sát điều tra, kiểm
sát xét xử sơ thẩm (THQCT, KSĐT, KSXXST) án an
ninh, ma túy, tham nhũng, chức vụ, xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền cấp tỉnh;
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật giai đoạn xét xử sơ
thẩm đối với những vụ án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công đảm bảo
việc điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng căn cứ pháp luật,
không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai.
-
Giúp Viện trưởng theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với Viện kiểm sát nhân nhân
huyện, thành phố (gọi tắt là Viện kiểm sát cấp huyện); chủ động và tăng cường
công tác phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan khác để nắm đầy đủ các tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhất là tin báo tội phạm về
tham nhũng, chức vụ; đảm bảo công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết theo
đúng quy định BLTTHS và Thông tư liên tịch của liên ngành Trung ương.
Thực
hiện tốt công tác KSĐT chủ động kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra; hạn
chế việc kéo dài thời hạn điều tra; hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung;
bảo đảm áp dụng các biện pháp ngăn
chặn có
căn cứ, đúng pháp luật. Đặc biệt không để xảy ra việc tạm giữ, tạm giam quá
thời hạn, việc bắt theo tố tụng phải trả tự do để xử lý hành chính. Bảo đảm
việc truy tố, xét xử và giải quyết vụ án có căn cứ, đúng pháp luật, không để
xảy ra việc đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội hoặc Tòa án tuyên bị cáo
không phạm tội.
Luôn
thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng THQCT và KSĐT, KSXX, phối hợp với
Tòa án tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm.
- Thông
qua công tác THQCT và KSĐT, KSXX tổng hợp những vi phạm, thiếu sót của CQĐT và
Tòa án để kịp thời tham mưu Viện trưởng ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục;
phát hiện tổng hợp nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm,
tham mưu Viện trưởng tỉnh ban hành báo cáo Kiến nghị các giải pháp phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm, gửi Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo.
Hàng
năm, căn cứ hướng dẫn của các Vụ (1, 4, 5, 6) VKSND tối cao, kế hoạch của VKSND
tỉnh để tham mưu cho lãnh đạo Viện xây dựng chương trình công tác của tỉnh để
hai cấp Kiểm sát thực hiện. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ VKSND cấp huyện về công
tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án do phòng
phụ trách theo định kỳ hoặc đột xuất; qua đó ban hành Thông báo rút kinh nghiệm
chung. Kịp thời tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Viện những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của hai cấp để có ý kiến chỉ đạo.
Xây dựng các báo cáo, tổng hợp các chuyên đề nghiệp vụ
để trao đổi kinh nghiệm. Thực hiện nghiên chế độ thông tin, báo cáo, thống kê.
Lập hệ thống sổ sách, ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi quản lý toàn bộ
hoạt động của đơn vị.
Lãnh đạo Phòng luôn đổi mới, nâng cao công tác quản
lý, chỉ đạo, điều hành; nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội
quy, quy chế làm việc của ngành và quán triệt nghiêm việc chấp hành kỷ luật lao
động; tổ chức đánh giá xếp lọai cán bộ công chức cuối năm và công tác xét đề
nghị thi đua khen thưởng. Đồng thời, giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên
quan đến vụ án thuộc trách nhiệm giải quyết của phòng và những nhiệm vụ cụ thể
khác theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện.

Ảnh đồng chí Nguyễn Kim Phương – Nguyên Trưởng Phòng
1
(Từ tháng 8 năm 2005
đến tháng 7/2018)

Ảnh đồng chí Kiều Công Đô – Trưởng Phòng 1
(Từ tháng 8/2018 đến
nay)
Ảnh đồng chí Bùi Hảo Thủy – Nguyên Phó Trưởng Phòng
1
(Từ tháng 6 năm 2006
đến tháng 5/2018)

Ảnh đồng chí Phạm Hoàng Thái Bình – Phó Trưởng Phòng
1
(Từ tháng 6/2018 đến
nay)
Cơ
cấu tổ chức của đơn vị
Từ
khi mới thành lập vào tháng 7 năm 2005, Phòng 2 (nay Phòng 1) có 04 đồng chí
gồm: 02 Kiểm sát viên trung cấp, 01 Kiểm sát viên sơ cấp, 01 chuyên
viên. Đến năm 2007, được bổ sung biên chế có 07 đồng chí gồm: 03
Kiểm sát viên trung cấp, 03 Kiểm sát viên sơ cấp, 01 Chuyên viên. Đến năm
2012, điều động 2 đồng chí và bổ sung 01 đồng chí, phòng có 06 đồng chí: 03
Kiểm sát viên trung cấp, 02 Kiểm sát viên sơ cấp, 01 chuyên viên.
Đến
năm 2016, điều động 02, hiện tại Phòng có 04 đồng chí: 03 Kiểm sát viên trung
cấp, 01 Kiểm sát viên sơ cấp.
Từ
ngày 01/6/2018 đến ngày 01/08/2018, nghỉ hưu, điều đổng, bổ nhiệm 07 cán bộ,
hiện tại Phòng 1 có 05 đồng chí gồm: 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng (Bổ
nhiệm mới); 01 KSV trung cấp và 02 Kiểm tra viên.
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0297. 3926624
- Email: Phong1.vks@kiengiang.gov.vn.
Email Trưởng phòng: kcdo.vks@kiengiang.gov.vn.