Thứ Hai, 27/3/2023
-*- Toàn ngành Kiểm sát Kiên Giang phát huy truyền thống “Nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực thi công lý, tận tâm bảo vệ nhân dân” -*-   

Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết án do người chưa thành niên phạm tội
Vào lúc: 22:35 09/06/2014   Mã TL: 1   Mã tin: 100

Nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án người chưa thành niên (NCTN), góp phần bảo đảm tính căn cứ và tính hợp pháp của việc xử lý, bảo đảm việc giáo dục NCTN trở thành người có ích cho xã hội.

Trong nội dung bài viết này, tác giả trình bày một số kỹ năng của Kiểm sát viên (KSV) khi thụ lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT), để trang bị cho KSV những hiểu biết và kỹ năng thực hành đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các quyền của NCTN, từ đó có cách nhìn, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu và xử lý phù hợp dựa trên quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTNPT theo quy định của pháp luật.

1. Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên

Độ tuổi NCTN được xác định là dưới 18 tuổi trong các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và trong từng lĩnh vực cụ thể có những chế định pháp luật riêng. Nhự vậy, có thể khái niệm NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của NCTN chưa có đầy đủ như người đã thành niên.

Xuất phát từ độ tuổi của NCTN đang trong giai đoạn phát triển, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, lại muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc; dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu; không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ kích động, dễ nổi nóng, gây gỗ, chỉ cần có va chạm nhỏ với bạn bè là có thể sử dụng bạo lực để giải quyết; hành động bộc phát, tức thời, hay tò mò, hiếu động, có xu hướng tìm kiếm, khám phá những cái mới lạ hay bắt chước nên rất dễ bị lôi cuốn vào các trò chơi vô bổ, thậm chí thực hiện các hành vi phạm pháp như đua xe máy trái phép, đánh bạc, sử dụng ma túy, xem phim, ảnh, sách báo bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet và các phương tiện truyền thông khác...

Từ những đặc điểm tâm sinh lý nói trên, nên việc xử lý hình sự đối với NCTN, phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh và để giáo dục, cải tạo họ. Do đó, BLHS đã dành riêng một Chương X quy định những biện pháp đặc thù để xử lý NCTNPT nhằm mục đích giáo dục, cải tạo NCTNPT trở thành người có ích cho xã hội.

2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội

Điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Đây là quy định chung của BLHS về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, quy định một chương riêng biệt (Chương X) là những quy định đặc thù đối với NCTNPT, nhằm thể hiện yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, đó cũng là thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước ta.

Điều 68 Chương X BLHS quy định: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương này, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.

Từ những quy định của pháp luật hình sự nêu trên, có thể khái niệm NCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, không phải tất cả những NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều phải chịu trách nhiệm hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN thực hiện hành vi phạm tội chỉ khi thấy cần thiết, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nguyên nhân điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội của NCTN.

3. Những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Nguyên tắc xử lý NCTNPT trong luật hình sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là NCTN.

Các nguyên tắc đặc thù về xử lý NCTNPT gồm những nội dung như sau:

Thứ nhất, việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Thứ hai, NCTNPT có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự NCTNPT và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTNPT, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Thứ tư, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với NCTNPT. Khi áp dụng hình phạt đối với NCTNPT cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho NCTNPT được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với NCTNPT ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với NCTNPT.

Thứ năm, án đã tuyên đối với NCTNPT khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

4. Một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết án do người chưa thành niên phạm tội

Về nguyên tắc

Khi tiếp xúc với NCTNPT, KSV phải có lòng vị tha, đối xử công bằng, thân thiện, để họ có thể dễ dàng chấp nhận trách nhiệm cho các hành vi sai trái của mình. Ngược lại nếu bị đối xử không công bằng, không thân thiện họ sẽ có xu hướng cảm thấy uất ức, không tin vào người lớn và những người có thẩm quyền (như Điều tra viên, KSV, Thẩm phán) dẫn đến họ khai báo không khách quan và khiến cho quá trình phục hồi thêm khó khăn. Do đó, KSV phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTNPT theo đúng quy định của pháp luật.

Kỹ năng kiểm sát các biện pháp ngăn chặn

Trong kiểm sát điều tra, KSV phải xác định rõ tuổi NCTN, đó là cơ sở để áp dụng chính sách hình sự đúng đắn, áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời, từ đó lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp.

KSV cần nhận thức chỉ áp dụng những biện pháp tạm giam khi không có biện pháp nào khác, vì áp dụng biện pháp tạm giam có thể gây tổn hại lâu dài đối với NCTN, do tách họ ra khỏi gia đình, cộng đồng, đưa họ vào trạng thái có suy nghĩ bị xâm hại về thể chất và cũng dễ nhiễm các thói xấu của những người cùng phòng tạm giam, bị dừng ngay việc học tập, bị bạn bè xa lánh…Những lý do này, làm cho NCTN dễ rơi vào con đường tội lỗi, làm cho việc phục hồi sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giam và áp dụng hình phạt tù đối với NCTN chỉ như một biện pháp cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất, khi có thể được, nên áp dụng biện pháp giam giữ không tước quyền tự do của NCTNPT.

Nếu phải tạm giam, thì KSV phải kiểm sát và đảm bảo NCTN được giam riêng, khi thấy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam thì có thể thay đổi, áp dụng các biện pháp thay thế khác phù hợp. KSV phải thường xuyên kiểm tra trại tạm giam, tạm giữ nhằm đảm bảo đúng chế độ theo pháp luật quy định. Khi NCTN bị tạm giữ, tạm giam họ có quyền được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt và không được coi là tội phạm nếu chưa được chứng minh; họ có quyền liên hệ với gia đình thông qua thư từ, điện thoại và thăm viếng trừ những trường hợp ngoại lệ1.

Kỹ năng đảm bảo tính riêng tư, bí mật nhằm ngăn ngừa sự kỳ thị đối với NCTNPT

Hạn chế tối đa việc công bố địa chỉ nơi ở của NCTNPT hoặc KSV mặc đồng phục đến nhà của NCTNPT sẽ gây dư luận và kỳ thị cho họ, làm cho quan hệ xã hội của NCTN gặp khó khăn, họ sẽ bị nghi ngờ, dị nghị và phân biệt đối xử bởi những thành viên trong cộng đồng. Điều này sẽ làm tổn hại đến tâm lý của NCTNPT sẽ khó phục hồi. Vì vậy, KSV cần xem xét kỹ lưỡng trong trường hợp công khai liên hệ làm việc, chỉ những người có liên quan trực tiếp mới được biết và KSV giải thích cho những người liên quan rằng việc tiết lộ thông tin cho những người không liên quan sẽ đem lại hậu quả không tốt cho NCTNPT và gia đình, bởi do áp lực gây ra từ việc công khai này, NCTNPT có những hành động tiêu cực như bỏ trốn, nghiêm trọng hơn có thể tự tử.

Ngoài ra, việc triệu tập NCTNPT đến VKS để làm việc, mặc dù BLTTHS quy định phải có giấy triệu tập gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hay chính quyền địa phương, nhưng KSV phải xem xét cẩn thận việc này có thể thực hiện một cách tế nhị hơn để tránh kỳ thị đối với NCTNPT.

Kỹ năng áp dụng các hoạt động thân thiện khi làm việc với NCTNPT

KSV khi tiếp xúc làm việc với NCTNPT ngoài có trình độ nghiệp vụ cao, còn phải có kinh nghiệm, lòng nhiệt tình, thân thiện, phải hiểu và nhận thức đúng các quy định của pháp luật về NCTN và có những hiểu biết nhất định về tâm lý của NCTNPT, để có phương pháp tiếp xúc hiệu quả.

KSV cần chú ý nơi tiến hành làm việc với NCTNPT phải được bố trí theo cách phù hợp nhằm giảm bớt căng thẳng, sợ hãi (như tiến hành làm việc tại nơi có trang bị các đồ vật mang tính chất thân thiện, gọi là phòng điều tra thân thiện)2. Đồng thời, cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần hỏi cung bị can NCTN, vì hầu hết NCTNPT không quen và thường rất sợ cán bộ thẩm quyền, đặc biệt là Công an, KSV hay cán bộ Tòa án và nếu cuộc hỏi cung kéo dài sẽ gây căng thẳng. Khi bị căng thẳng họ không thể nhớ chính xác những sự kiện hay chi tiết liên quan đến vụ án. Thông thường việc hỏi cung bị can NCTN không nên kéo dài quá 90 – 120 phút. Vì vậy, KSV cần chú ý hạn chế thời gian và số lượng các cuộc hỏi cung bằng cách phải lập kế hoạch cụ thể và chuẩn bị nội dung cho cuộc hỏi cung (như xác định rõ các chi tiết liên quan đến vụ án, mời tất cả những người được pháp luật yêu cầu…). Trong quá trình làm việc, nếu NCTN có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ hay không có khả năng khai báo chính xác, đầy đủ thì KSV phải dừng ngay buổi làm việc3.

Do NCTN còn non nớt, chưa trưởng thành nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tiến trình tố tụng, vì vậy KSV cần có những biện pháp và kỹ năng đặc biệt, để vừa đảm bảo lợi ích của NCTN vừa đảm bảo tiến trình tố tụng hình sự công bằng và hiệu quả. Khi tiếp xúc làm việc với NCTNPT, KSV không nên “thể hiện” quyền lực, vì họ dễ bị mất bình tĩnh sẽ khai báo lộn xộn, thậm chí có thể thú tội giả do bị áp lực khi KSV thể hiện quyền lực, điều này cần phải tránh tối đa. Do đó, KSV cần xây dựng mối quan hệ ngay từ lần đầu khi làm việc với NCTNPT, cần sử dụng giọng nói sao cho đối tượng cảm thấy thân thiện, thoải mái và bắt đầu buổi làm việc bằng một cuộc nói chuyện ngắn, gợi mở những điểm chung giữa KSV và NCTNPT (như cả hai chúng ta cùng quê quán, cùng thích một môn thể thao…) và hiểu rõ về các mối quan hệ của NCTNPT (như quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè…) để giúp cho họ chấp nhận và tự nguyện cho buổi làm việc với tinh thần cởi mở, từ đó sẽ trình bày những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình. Đồng thời, KSV cần xác định yêu cầu “giữa hai chúng ta chỉ nói sự thật, những lời nói dối sẽ bị phát hiện” và nhấn mạnh “rằng mình đã biết hết những điều họ làm và đây là cơ hội để họ nói ra sự thật”. KSV cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi và kiểm tra lại xem họ có hiểu hết những gì mình nói hay không. KSV nên hỏi một số câu hỏi mang tính thân thiện như “em hãy kể cho tôi biết thêm về…”, nên dùng từ “làm tổn thương” thay cho từ “giết người”, dùng từ “lấy” thay cho từ “ăn cắp”…để hạn chế mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, giảm bớt cảm giác tội lỗi và xấu hổ của đối tượng, họ sẽ thú nhận những gì họ đã làm một cách trung thực.

Kỹ năng đảm bảo sự tham gia tố tụng của cha mẹ hoặc đại diện hợp pháp và người bào chữa đối với các vụ án do NCTNPT

Hỏi cung bị can NCTN phải có cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ và người tham gia bào chữa theo quy định, chỉ được thực hiện hỏi cung bị can trong trường hợp đại diện của gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối tham dự. Trong quá trình làm việc, KSV có thể bố trí đại diện gia đình, cán bộ của các cơ quan, đoàn thể hay người bào chữa ngồi cạnh NCTN để giúp họ cảm thấy an tâm và thoải mái. KSV cho phép đại diện gia đình có thể sử dụng những câu hỏi mang tính chất nhắc nhở, động viên, thuyết phục, giáo dục NCTN khai nhận đúng sự thật. Tuy nhiên, KSV yêu cầu đại diện gia đình của NCTN không được sử dụng những câu hỏi có tính chất gợi ý, dẫn dắt hoặc những câu hỏi khẳng định hay phủ định những sự việc có liên quan đến vụ án4.

Kỹ năng ra quyết định truy tố NCTNPT và xem xét tính cần thiết của việc truy cứu trách hiệm hình sự hay không

Việc quyết định truy tố NCTNPT là một quyết định quan trọng, vì thế KSV cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra quyết định. Do đó, KSV phải kiểm tra lại tất cả những tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội. Ngoài ra, khi xem xét để đưa ra quyết định có xử lý về trách nhiệm hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của NCTNPT hay không, KSV cần xác định thêm tính cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là vấn đề được đặt ra sau khi KSV đã xác định hành vi của NCTN là nguy hiểm cho xã hội, có dấu của tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, xét về yêu cầu của nguyên tắc xử lý đối với hành vi phạm tội của NCTN theo quy định tại Điều 69 BLHS thì cần xem xét thêm tính cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Mặt khác, việc đề xuất hình phạt và xử lý, KSV cần tuân thủ theo nguyên tắc việc áp dụng hình phạt đối với NCTNPT chỉ khi nào cần thiết, có thể áp dụng biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt, đây là quan điểm đặc trưng khi xử lý đối với NCTNPT, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta.

Kỹ năng kiểm sát xét xử

KSV tham gia phiên tòa phải có cái nhìn đúng đắn, có sự thông cảm và sự xẻ chia đối với NCTNPT và nắm được tâm lý của họ khi phải xuất hiện trước phiên tòa như một bị cáo là hình thức đáng sợ do khả năng tự chủ kém, với không khí trang nghiêm của phiên tòa, họ thường mất bình tĩnh, trình bày có thể lộn xộn…Vì vậy, KSV phải có những biện pháp giúp các em bình tĩnh, giảm sợ hãi, làm cho phiên tòa thân thiện hơn và ít nghiêm khắc hơn một phiên tòa hình sự nói chung, nhưng vẫn đảm bảo công bằng và đúng các thủ tục tố tụng theo quy định, bằng cách KSV có thể yêu cầu Tòa án sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với NCTNPT5.

KSV kiểm sát các thủ tục tố tụng tại phiên tòa như: Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên hoặc Hội Liên hiệp Phụ nữ; phải kiểm sát có cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của NCTNPT và phải có người tham gia bào chữa. Đồng thời, KSV phải kiểm sát quy trình xét xử của Tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Tóm lại, khi thụ lý, giải quyết án do NCTNPT, KSV phải nắm được đặc điểm tâm lý của họ; phải tìm hiểu được động cơ, nguyên nhân chủ quan và khách quan của hành vi phạm tội để từ đó áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ phù hợp, quan điểm xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằm giáo dục họ chứ không chỉ đơn thuần là trừng phạt, qua đó KSV giáo dục, giúp đỡ NCTNPT biết rõ những sai trái của mình, biết sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho họ được phát triển lành mạnh và sớm trở thành công dân sống có ích cho xã hội./.

ThS. Trần Thị Minh Thư

(VKSND tỉnh Kiên Giang)





 
Đăng vào lúc: 15:04 24/03/2023
Ngày 24/3/2023 Viện Kiểm sát nhân dân(VKSND) huyện Giồng Riềng thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về tiêu hủy vật chứng, tịch thu tài sản sung công quỹ nhà nước đối với Chi Cục thi hành án dân sự huyện. Ông Trần Công Lơ, Viện trưởng VKSND huyện đã trực tiếp kiểm sát việc tiêu hủy nói trên.

 
Đăng vào lúc: 09:05 22/03/2023
Kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2023, Thông tư liên tịch số 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023 (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01) của liên ngành trung ương về “Quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng” đã có hiệu lực pháp luật và được các cơ quan hữu quan tổ chức thi hành.

 
Đăng vào lúc: 10:46 14/03/2023
Ngày 24/02/2023, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, công bố thêm 07 án lệ mới áp dụng từ ngày 27/3/2023.

 
Đăng vào lúc: 09:19 10/03/2023
Nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Lãnh đạo và Công đoàn VKSND huyện, thành phố tổ chức họp mặt công chức và người lao động để ôn lại truyền thống tốt đẹp. Qua đó bày tỏ sự quan tâm với phụ nữ nói chung, của nữ công chức và người lao động của các đơn vị nói riêng. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, là người vợ, là người mẹ, người bà để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội, của cơ quan, đơn vị.

 
Đăng vào lúc: 08:33 09/03/2023
Sáng ngày 03/3/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang phối hợp Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Văn Kháng, sinh năm 1992, trú tại ấp Nhà Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự.

 
Đăng vào lúc: 08:56 01/03/2023
Ngày 28/02/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Dự chỉ đạo buổi lễ, có ông Lê Văn Dương- Phó Viện trưởng tỉnh, ông Thiềm Giang Văn- Chánh Văn phòng, công chức Phòng Tổ chức cán bộ VKSND tỉnh và các công chức mới được tuyển dụng, điều động đến dự.
 


 
Đăng vào lúc: 20:50 29/07/2014
Sáng ngày 28/7/2014, Đoàn khảo sát việc tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) và Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang do ông Bùi Xuân Ngọc, Phó Chánh Văn phòng VKSND tối cao làm Trưởng đoàn (đứng trong ảnh), bà Phạm Thu Hương, Phó Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật UBTWMTTQ Việt Nam làm Phó Trưởng đoàn có buổi làm việc với VKSND và UBMTTQ tỉnh Kiên Giang...

 
Đăng vào lúc: 22:35 09/06/2014
Nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án người chưa thành niên (NCTN), góp phần bảo đảm tính căn cứ và tính hợp pháp của việc xử lý, bảo đảm việc giáo dục NCTN trở thành người có ích cho xã hội.

 
Đăng vào lúc: 22:37 09/06/2014
Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tỉnh Kiên Giang tại Công văn số 32/VKS-TCCB ngày 15/5/2014 về việc đánh giá cán bộ, công chức 6 tháng đầu năm 2014, sáng ngày 21/5/2014, Văn phòng tổng hợp Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh họp tiến hành đánh giá đối với toàn thể cán bộ, công chức Văn phòng.

 
Đăng vào lúc: 22:38 09/06/2014
Chiều ngày 22/5/2014, Ban Chỉ huy quân sự VKSND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập trung đội tự vệ cơ quan VKSND tỉnh. Đến dự có các đồng chí trong Ban Chỉ huy (BCH) quân sự, cán bộ, chiến sĩ tự vệ cơ quan. Đ/c Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, Chỉ huy trưởng BCH quân sự cơ quan VKSND tỉnh chủ trì buổi lễ (đứng).

 
Đăng vào lúc: 22:39 09/06/2014
Trong tố tụng dân sự, việc xác định Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự đã được quy định tại Điều 10 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Cũng tương tự như vậy, Điều 12 Luật tố tụng hành chính (Luật TTHC) năm 2010 ghi nhận trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.

 
Đăng vào lúc: 22:40 09/06/2014
Thực hiện Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2014 và Kế hoạch số 167/KH-VKS ngày 14/4/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện An Minh về việc tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm. Ngày 21/5/2014, đơn vị phối hợp với Tòa án nhân dân huyện An Minh tổ chức phiên tòa hình sự làm phiên tòa rút kinh nghiệm, để nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, giúp cho Kiểm sát viên nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và tranh luận tại các phiên tòa hình sự.

 
 
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Địa chỉ: Số 573 Nguyễn Trung Trực, P. An Hòa, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Chịu trách nhiệm: ông Lê Văn Dương - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Email: bbt.vkskiengiang@gmail.com     Ðiện thoại: 0297. 3811869     Fax: 0297. 3811873
Chung nhan Tin Nhiem Mang