Thứ Tư, 22/3/2023
-*- Toàn ngành Kiểm sát Kiên Giang phát huy truyền thống “Nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực thi công lý, tận tâm bảo vệ nhân dân” -*-   

“Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”
Vào lúc: 15:36 24/09/2013   Mã TL: 4   Mã tin: 18

Lãnh đạo Viện và Phòng 2 nghe Điều tra viên báo cáo xin phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam bị can phạm tội ma túy.

Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/BCSĐ ngày 11/6/2013 của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao về xây dựng kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị (Chỉ thị 21-CT/TW) về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương,VKSND tỉnh Kiên Giang sơ kết 05 năm (từ 01/6/2008 đến 31/5/2013) thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị như sau:..

1. Về tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị

Căn cứ Kế hoạch số 46/KH-VKSTC ngày 02/7/2008 của VKSND tối cao về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 26/3/2008 “về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, BanCán sự Đảng VKSND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Kế hoạch số 41 triển khai cho 02 cấp kiểm sát trong tỉnh để cùng thực hiện. Kế hoạch đã xác định công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ngành, được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Xác định rõ yêu cầu và giải pháp phù hợp của từng đơn vị, địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, trước mắt đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống ma túy, coi kết quả thực hiện là 01 tiêu chí để bình xét thi đua, phân loại tổ chức Đảng của các chi ủy đơn vị để khen thưởng hàng năm.

Qua triển khai Chỉ thị cho thấy cán bộ, Kiểm sát viên của ngành đã nâng cao về mặt nhận thức trong công tác phòng, chống ma túy, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở từng địa phương, đơn vị. VKS hai cấp đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền về các hoạt động phòng, ngừa; thực hiện tốt tháng hành động phòng, chống ma túy hàng năm; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, không có ma túy.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các cơ quan hữu quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể, đẩy mạnh công tác kiểm soát ma túy ở biên giới, vùng biển, ngăn chặn, phát hiện kịp thời ma túy từ bên ngoài xâm nhập vào trong tỉnh; triệt xóa các tụ điểm mua, bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong nội địa; tham gia vào công tác quản lý sau cai nghiện và thực hiện tốt công tác kiểm sát tình hình người nghiện ma túy tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Tổ chức nắm thông tin, quản lý tốt tình hình, kết quả công tác kiểm sát phòng, chống ma túy. Tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án ma túy, chú ý các vụ án điểm, án nghiêm trọng phức tạp, chủ động phối hợp với Tòa án chọn một số vụ án tổ chức xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra tội phạm để tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật phòng, chống ma túy cho nhân dân.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Trên cơ sở đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình công tác phòng, chống ma túy của hai cấp kiểm sát, Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh đề ra các biện pháp, giải pháp trong điều hành, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy. Xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma túy, đưa công tác này vào chương trình công tác kiểm sát hàng năm.

Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, kịp thời thông tin tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy nhằm nâng cao ý thức phòng, tránh cho cán bộ và nhân dân, Đảng bộ, chi bộ hai cấp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống và kiểm soát ma túy trước hết là vận động người thân trong gia đình mỗi cán bộ công chức thực hiện nghiêm pháp luật phòng, chống ma túy. Qua đó, mỗi cán bộ, Kiểm sát viên đều có trách nhiệm và quyết tâm cao trong kiểm soát ngăn chặn ma túy, có trách nhiệm trong việc tuyên truyền vận động nhân dân, trước hết là người thân trong gia đình luôn thực hiện nghiêm túc pháp luật phòng, chống ma túy. Kết quả 05 năm qua (từ 01/6/2008 đến 31/5/2013) không có cán bộ, Kiểm sát viên và người thân vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

VKS cũng đã tham gia tích cực vào công tác cai nghiện, động viên giúp người cai nghiện không tái nghiện nhằm góp phần giảm thiểu tái nghiện. Phối hợp cơ quan chức năng, tích cực và chủ động phòngngừa, tấn công tội phạm và tệ nạn ma túy, đã thường xuyên rà soát địa bàn, nắm chắc tình hình người nghiện ma túy, các tụ điểm mua, bán, sử dụng, qua đó mở nhiều đợt cao điểm để triệt phá dứt điểm.

Tích cực tham gia cùng Công an, Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển xây dựng kế hoạch kiểm soát ma túy ở khu vực biên giới, vùng biển, đã phát hiện, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử 03 vụ 03 bị can tội mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia vào Việt Nam (Thị xã Hà Tiên - Kiên Giang). Trong đó có 01 vụ 01 bị can quốc tịch Campuchia. Tang vật thu giữ 6,2410 gam và 402 viên ma túy tổng hợp, xét xử mức án cao nhất 07 năm tù, thấp nhất 06 năm tù.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy, VKS đã phối hợp với Tòa án tổ chức nhiều phiên tòa xét xử lưu động. Cán bộ, Kiểm sát viên đã tham gia viết nhiều bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền đến người dân hiểu rõ tác hại của ma túy đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp Methamphetamine (thường gọi là hàng đá) đã xuất hiện nhiều trong những năm gần đây cũng như những phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm về ma túy để đề cao cảnh giác, qua đó nêu cao trách nhiệm của người dân trong tố giác về vi phạm, tội phạm ma túy.

Phối hợp Ban Chỉ đạo 138 của tỉnh trong chỉ đạo phòng, chống ma túy; chỉ đạo triển khai thực hiện đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động phòng, chống ma túy của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong từng thời gian.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo VKSND Kiên Giang đã tổ chức tốt việc triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát tỉnh để nhận thức đúng đắn và tác hại nghiêm trọng do nạn ma túy gây ra trên nhiều mặt đời sống xã hội. Đồng thời nêu cao trách nhiệm của ngành trong việc thực hiện chức năng kiểm sát phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nâng cao công tác phòng, chống trong cộng đồng, vận động gia đình công chức và người dân nơi cư trú tích cực phòng, chống gắn liền với kết quả thực hiện công tác nghiệp vụ của ngành. Kế hoạch công tác phòng, chống ma túy gắn với Kế hoạch công tác kiểm sát hàng năm, chú trọng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy, đảm bảo kiểm sát chặt chẽ ngay từ đầu khi khởi tố vụ án, không để lọt tội phạm; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với hành vi phạm tội liên quan đến ma túy; luôn bám sát hoạt động của Cơ quan điều tra để đề ra yêu cầu điều tra, áp dụng các biện pháp tố tụng quy định nhằm đảm bảo cho việc điều tra được thực hiện đúng pháp luật.

Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo VKS tỉnh chỉ đạo hai cấp kiểm sát chủ động phối hợp Công an, các cơ quan chức năng đẩy mạnh và tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức, như: Từ việc quán triệt trong CBCC ngành, tham gia mít tinh diễu hành, tham gia Ban Chỉ đạo 138 hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên đã phát hơn 16.000 tờ rơi, hơn 300 khẩu hiệu và hơn 3.000 áp phích tuyên truyền về phòng, chống ma túy đã góp phần tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức cảnh giác và vận động nhân dân tham gia phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội ở địa phương. Tham gia vận động người dân không liên quan đến ma túy, tích cực tham gia vào các phong trào đấu tranh, tố giác ma túy; vận động người dân không trồng cây cần sa và tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.

3. Tình hình vi phạm, tệ nạn, tội phạm ma túy

Hai cấp kiểm sát chủ động phối hợp tốt với Công an và các ngành chức năng có liên quan trong xử lý về hành vi, vi phạm liên quan đến ma túy, như phối hợp ngăn chặn việc thanh thiếu niên nghiện hút, tiêm chích ma túy. Nhất là những năm gần đây, đã phát hiện tình trạng thanh thiếu niên hít keo công nghiệp (có thành phần hóa chất độc hại) để thỏa mãn cơn ghiền. Đây là một nỗi lo đáng ngại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vì với hành vi này cơ quan chức năng không thể xử lí bằng biện pháp hình sự được. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy đã xóa bỏ 250 cây và 92 Kg cần sa tươi, qua đó đã khởi tố 04 vụ 05 bị can tội tàng trữ trái phép chất ma túy, khởi tố 01 vụ 02 bị can tội sản xuất trái phép chất ma túy.

Qua số liệu thống kê trong 05 năm (01/6/2008 đến 31/5/2013) cho thấy: Tổng số người cai nghiện là 2.228 đối tượng, trong đó nghiện mới 436; tại trung tâm cai nghiện 776; bị tạm giam, tạm giữ 164; sống tại cộng đồng 862 (hiện hồ sơ quản lý 505 đối tượng nghiện). Hàng năm chính quyền địa phương, Công an, các tổ chức đoàn thể mời gọi, răn đe, giáo dục và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bình quân 40 đối tượng nghiện. Phát hiện 45 trường hợp trồng cần sa (trồng lần đầu) mục đích phục vụ chăn nuôi gia súc, đã xử phạt hành chính, buộc tiêu hủy 108 kg và 1.848 cây cần sa.

4. Kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy

Trong từng đợt cao điểm truy quét các tệ nạn xã hội, VKS hai cấp chủ động phối hợp các cơ quan chức năng, mở nhiều đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống ma túy, chủ động phối hợp trong việc xử lý khởi tố điều tra của Cơ quan điều tra, kịp thời triệt phá và ngăn chặn có hiệu quả nhiều tụ điểm hoạt động có liên quan đến ma túy như mua bán, sử dụng, sản xuất trái phép chất ma túy (bình quân 20 đợt/năm). Như vụ Nguyễn Phước Quân thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy (05 lần) ở Giồng Riềng, thu được 160 gram Methamphetamine, để bán cho một số đối tượng và Nguyễn Văn Phong (Phong bán lại cho nhiều đối tượng khác), vụ án đã được khởi tố điều tra, truy tố, xét xử Quân 12 năm tù, Phong 07 năm tù.

Tại cấp tỉnh, Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma túy, tham nhũng, kinh tế chức vụ (Phòng 2) đã chủ động sự tăng cường phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy xác lập 07 chuyên án. Qua đó, VKS đã tham gia trao đổi, phân tích đánh giá từng nguồn tài liệu, chứng cứ trong chuyên án. Kết quả đã góp phần giúp Ban chuyên án có kế hoạch và biện pháp truy xét, đấu tranh phá án có hiệu quả, 07 chuyên án đều được phá, hầu hết các đối tượng trong kế hoạch dự định đều bị bắt, khởi tố điều tra 07 vụ 32 bị can tội mua bán trái phép chất ma túy, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Tham gia cùng Ban Chỉ đạo 138 xây dựng các kế hoạch để chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống ma túy trên các địa bàn tỉnh, như: mở các đợt cao điểm phòng, chống ma túy; hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy, đấu tranh phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới; kiểm tra công tác phòng, chống ma túy ở các địa phương có vùng nông thôn sâu, xa; tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý hỗ trợ người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án ma túy 02 cấp kiểm sát cơ bản đã hoàn thành tốt công tác theo kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, đã chú ý chọn 08 vụ án điểm; án nghiêm trọng, phức tạp, 37 vụ án đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra tội phạm để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy cho quần chúng nhân dân.

Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hai cấp đã phối hợp tốt trong việc xử lý tin báo tội phạm về ma túy theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự. Qua đó, khởi tố vụ án, bị can khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu và hành vi phạm tội, chú trọng việc kiểm sát điều tra ngay từ đầu, kịp thời phát hiện trao đổi tình tiết, chứng cứ của vụ án để đặt yêu cầu điều tra, tác động Cơ quan điều tra sớm kết thúc điều tra, đảm bảo việc truy tố, xét xử kịp thời nhằm đáp ứng tình hình trật tự xã hội và phục vụ được việc phòng, chống ma túy trên địa bàn.

Trong 5 năm qua, Cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra: 309 vụ 527 bị can; Viện Kiểm sát truy tố: 297 vụ 522 bị can; Tòa án đã xét xử: 291 vụ 583 bị cáo theo thủ tục sơ thẩm và xét xử 57 vụ 76 bị cáo/63 vụ 82 bị cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Qua kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, hai cấp kiểm sát tỉnh đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch số 46/KH-VKSTC ngày 02/7/2008 của VKSND tối cao. Trong đó tập trung vào công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết án ma túy, nâng cao được hiệu quả hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy. Hai cấp kiểm sát thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hoạt động kiểm soát phòng, chống ma túy, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp đã nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội để tuyên truyền giáo dục ý thức về phòng, chống ma túy. Tham gia viết bài tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, Kiểm sát viên đã tuyên truyền về chính sách pháp luật, những tác hại của ma túy, phổ biến quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm, tội phạm về ma túy, phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy, để người dân hiểu và đề cao cảnh giác, đồng thời, có ý thức phát hiện tố giác tội phạm với Cơ quan chức năng.

Phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, tổ chức xã hội, đoàn thể làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của cấp ủy Đảng, chính quyền về phòng, chống ma túy, tích cực tham gia các hoạt động cụ thể, như: Tham gia các buổi míttinh, diễu hành, phát tờ rơi, cùng với địa phương và các cơ quan chức năng vận động người dân khu dân cư xây dựng đời sống văn hóa không có ma túy, không trồng và tái trồng cây cần sa. Tham mưu cấp ủy, Ban Chỉ đạo 138 xây dựng kế hoạch, đề án, tiểu đề án nhằm mục đích làm giảm vi phạm và tội phạm ma túy trên địa bàn.

5. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế: Việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong thời gian qua còn một số đơn vị cấp huyện chưa thật sự quan tâm; việc tổ chức thực hiện chưa thật đồng bộ giữa các khâu công tác, chủ yếu chỉ quan tâm đến nghiệp vụ giải quyết án; một số đơn vị chưa phát huy thật tốt với vai trò tham mưu tích cực với cấp ủy và chính quyền địa phương; đối với công tác phối hợp và tuyên truyền có lúc chưa được thường xuyên, sâu sát, chưa thật phù hợp với nhận thức của người dân nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Công tác quản lý người cai nghiện, tổ chức cai nghiện ma túy còn nhiều bất cập, số người nghiện chưa có hồ sơ quản lý liên tục tăng, các đối tượng cai nghiện trở về địa phương, dễ dẫn đến bị rủ rê, lôi kéo tái nghiện lại.

* Nguyên nhân: Công tác triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, nguyên nhân chưa coi công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách, chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triệt để, để sự tham gia của toàn xã hội và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đoàn thể. Do đó, có một phần hạn chế trong việc tham gia của ngành trong công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống ma túy ở địa phương.

- Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể còn thiếu sự phối hợp thông tin với nhau, chưa có kế hoạch phù hợp để phòng và chống vi phạm, tội phạm ma túy.

- Một số người dân sống ở nông thôn vùng sâu còn thiếu hiểu biết về xã hội và pháp luật dẫn đến có tư tưởng gây khó khăn cho việc triệt phá cây cần sa.

- Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy chưa có nội dung và phương pháp đổi mới, hiệu quả công tác cai nghiện thấp, việc tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, quản lư giúp đỡ cho các đối tượng cai nghiện, sau cai nghiện có việc làm, tái hòa nhập cộng đồng còn rất nhiều hạn chế.

- Các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy đang từng bước hoàn thiện, nhưng qua thực hiện đã thể hiện nhiều bất cập. Một số lĩnh vực còn thiếu các quy định cụ thể, đặc biệt vấn đề áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm ma túy còn có những quan điểm khác nhau về nhận thức, dẫn đến áp dụng pháp luật chưa thống nhất, cần tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi.

6. Một số giải pháp

Để công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống và kiểm soát ma túy này càng đạt hiệu quả, theo chúng tôi trong thời gian tới, các ngành các cấp cần thực hiện tốt các giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể,... giúp cho người dân và những người có trách nhiệm hiểu biết và nhận biết được loại ma túy, hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy, những phương pháp, biện pháp cai nghiện đạt hiệu quả. Làm cho mọi người hiểu được cuộc đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội mà trong đó các cơ quan chuyên trách thể hiện vai trò nồng cốt.

Hai là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Tích cực đẩy mạnh phối hợp liên ngành và huy động sức mạnh cộng đồng trong phòng, chống ma túy. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để đấu tranh phòng, chống ma túy và bảo đảm về chính trị và đối ngoại trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Ba là, nêu cao vai trò của ngành Kiểm sát trong công tác phòng, chống ma túy, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của ngành. Đổi mới công tác tuyên truyền, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên về phòng, chống ma túy. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên tham gia công tác đấu tranh phòng, chống ma túy ở cơ quan cũng như tại nơi cư trú.

Bốn là, tăng cường trách nhiệm tham mưu của VKSND với cấp ủy, công tác phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng phòng, chống ma túy nhất là công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết án ma túy. Tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động để tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, tạo ra phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy.

Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy trong ngành Kiểm sát nhân dân theo kế hoạch của Ban chỉ đạo các chương trình tội phạm và tệ nạn xã hội của ngành Kiểm sát đề ra. Nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống ma túy với các chương trình, chiến lược quốc gia khác có liên quan. Bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm sau khi hoàn thành cai nghiện tái hòa nhập với cộng đồng./.

Nguyễn Kim Phương - Huỳnh Đông Bắc

(VKSND tỉnh Kiên Giang)





 
Đăng vào lúc: 09:05 22/03/2023
Kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2023, Thông tư liên tịch số 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023 (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01) của liên ngành trung ương về “Quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng” đã có hiệu lực pháp luật và được các cơ quan hữu quan tổ chức thi hành.

 
Đăng vào lúc: 10:46 14/03/2023
Ngày 24/02/2023, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, công bố thêm 07 án lệ mới áp dụng từ ngày 27/3/2023.

 
Đăng vào lúc: 09:19 10/03/2023
Nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Lãnh đạo và Công đoàn VKSND huyện, thành phố tổ chức họp mặt công chức và người lao động để ôn lại truyền thống tốt đẹp. Qua đó bày tỏ sự quan tâm với phụ nữ nói chung, của nữ công chức và người lao động của các đơn vị nói riêng. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, là người vợ, là người mẹ, người bà để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội, của cơ quan, đơn vị.

 
Đăng vào lúc: 08:33 09/03/2023
Sáng ngày 03/3/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang phối hợp Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Văn Kháng, sinh năm 1992, trú tại ấp Nhà Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự.

 
Đăng vào lúc: 08:56 01/03/2023
Ngày 28/02/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Dự chỉ đạo buổi lễ, có ông Lê Văn Dương- Phó Viện trưởng tỉnh, ông Thiềm Giang Văn- Chánh Văn phòng, công chức Phòng Tổ chức cán bộ VKSND tỉnh và các công chức mới được tuyển dụng, điều động đến dự.

 
Đăng vào lúc: 08:07 01/03/2023
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Vừa qua VKSND thành phố Rạch Giá đã tăng cường công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đặc biệt là công tác kiểm sát cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự đảm bảo đúng pháp luật. Qua đó, trong các ngày 17/02/2023 và 21/02/2023 VKSND thành phố Rạch Giá đã tiến hành kiểm sát việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản do hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án ...
 


 
Đăng vào lúc: 15:36 24/09/2013
Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/BCSĐ ngày 11/6/2013 của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao về xây dựng kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị (Chỉ thị 21-CT/TW) về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, VKSND tỉnh Kiên Giang sơ kết 05 năm (từ 01/6/2008 đến 31/5/2013) thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị như sau:..

 
Đăng vào lúc: 15:21 25/09/2013
Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra, rà soát 16 trường hợp hồ sơ đề nghị xét đặc xá đợt 2/9 năm 2013 đối với 16 bị án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong toàn tỉnh Kiên Giang, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị xét đặc xá miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Quyết định số 1251/2013/QĐ-CTN ngày 20/7/2013 của Chủ tịch nước.

 
Đăng vào lúc: 10:16 29/10/2014
Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) là kết quả của Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1982 nhằm xây dựng một trật tự pháp lí quốc tế mới về biển và đại dương. Được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, Công ước 1982 quy định một cách toàn diện các quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia (có biển, không có biển, bất lợi về mặt địa lí…)

 
Đăng vào lúc: 09:39 30/10/2014
Giải quyết tranh chấp được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế của Tòa án quốc tế. Hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 được xây dựng với mục tiêu bảo vệ và duy trì trật tự pháp lí quốc tế mới về biển và đại dương khỏi những giải thích và vận dụng đơn phương có thể dẫn đến việc phá vỡ trật tự pháp lí này thông qua...

 
Đăng vào lúc: 15:48 08/09/2015
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa có cáo trạng truy tố các bị can Trần Hen, Tô Thị Kỳ Trân về tội “Tham ô tài sản"; Nguyễn Văn Dũng, Lê Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng Thơm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Nguyễn Thị Dung Hương về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài ra bị can Nguyễn Văn Dũng còn bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

 
Đăng vào lúc: 16:23 12/05/2016
Ngày 06/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Dưới đây là 06 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.

 
 
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Địa chỉ: Số 573 Nguyễn Trung Trực, P. An Hòa, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Chịu trách nhiệm: ông Lê Văn Dương - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Email: bbt.vkskiengiang@gmail.com     Ðiện thoại: 0297. 3811869     Fax: 0297. 3811873
Chung nhan Tin Nhiem Mang