Thứ Tư, 22/3/2023
-*- Toàn ngành Kiểm sát Kiên Giang phát huy truyền thống “Nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực thi công lý, tận tâm bảo vệ nhân dân” -*-   

Tìm hiểu các quy định về giải quyết tranh chấp trong Công ước về Luật Biển năm 1982
Vào lúc: 09:39 30/10/2014   Mã TL: 4   Mã tin: 296

Giải quyết tranh chấp được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế của Tòa án quốc tế. Hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 được xây dựng với mục tiêu bảo vệ và duy trì trật tự pháp lí quốc tế mới về biển và đại dương khỏi những giải thích và vận dụng đơn phương có thể dẫn đến việc phá vỡ trật tự pháp lí này thông qua việc quy định nghĩa vụ giải quyết theo thủ tục bắt buộc bằng bên thứ ba các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước.

Hơn thế nữa, hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 còn hướng tới mục tiêu góp phần vào việc duy trì và tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế bằng việc tái khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ Công ước bằng các hiện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp và công lí quốc tế.

Bãi Sao Phú Quốc-Ảnh:HĐB

1. Các đặc điểm chủ yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982

a) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 quy định nghĩa vụ các quốc gia thành viên giải quyết theo thủ tục bắt buộc các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước.

b) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 chiếm một dung lượng khá lớn trong toàn bộ nội dung của Công ước.

c) Đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982 khá rộng.

Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 có thể được phân loại thành các tranh chấp cụ thể dưới đây:

- Tranh chấp liên quan tới việc phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển;

- Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, bao gồm:

+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền của quốc gia ven biển trong việc đánh bắt cá và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là nguồn tài nguyên cá ở vùng đặc quyền kinh tế, kể cả việc bắt giữ tàu thuyền vi phạm các quy định về đánh bắt cá của quốc gia ven biển;

+ Các tranh chấp liên quan đến quyền tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm ở các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa;

+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường biển;

+ Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, việc thực hiện tập trận ở vùng đặc quyền kinh tế;

+ Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về nghiên cứu khoa học biển…

- Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

- Các tranh chấp liên quan tới các hoạt động ở khu vực vùng, khu vực đáy biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

d) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 có đối tượng áp dụng rộng.

đ) Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước 1982 được xây dựng trên cơ sở và là sự phát triển các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Một góc An Thới, Phú Quốc-Ảnh:HĐB

2. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982

Nội dung và các nguyên tắc cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 bao gồm:

2.1. Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước 1982

Điều 279 Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Các quốc gia thành viên sẽ giải quyết bất cứ tranh chấp nào giữa họ liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và vì mục đích này, cần tìm ra giải pháp bằng các biện pháp đã được nêu ra tại Điều 33 của Hiến chương”.

2.2. Thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc

Đây là đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 và đươc coi như là một bước phát triển mới của luật pháp quốc tế nói chung và trong lĩnh vực luật biển quốc tế nói riêng, do hầu hết các điều ước quốc tế liên quan đến luật biển đều không quy định nghĩa vụ bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng bên thứ ba.

Các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc được quy định trong Mục 2 của phần XV, từ các Điều 286 đến Điều 296 của Công ước 1982. Theo quy định tại Mục này, bất cứ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước 1982, khi không được giải quyết bằng đàm phán hay các cơ chế khác như được trù liệu trong Mục 1 của phần XV, theo yêu cầu của bất cứ bên tranh chấp nào, sẽ được đệ trình ra trước trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền theo quy định tại phần này (Điều 286).

Theo quy định tại phần này thì việc giải quyết bắt buộc tranh chấp được tiến hành thông qua các thiết chế xét xử sau:

i) Tòa án Công lí quốc tế;

ii) Tòa án quốc tế về Luật biển;

iii) Tòa Trọng tài;

iv) Tòa Trọng tài đặc biệt.

Trong trường hợp các quốc gia thành viên không tiến hành lựa chọn hoặc không cùng lựa chọn thủ tục thì họ có nghĩa vụ đưa tranh chấp của mình ra xét xử theo thủ tục trọng tài (Điều 287, Công ước Luật Biển năm 1982).

Du khách nước ngoài lặng biển ngắm san hô ở An Thới-Ảnh:HĐB

Bất cứ thời điểm nào (ký, phê chuẩn hoặc tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 hoặc bất cứ thời điểm nào sau đó) các quốc gia có thể ra tuyên bố chấp nhận trước quyền tài phán của một hoặc nhiều thể chế xét xử nêu trên trong việc giải quyết các tranh chấp của mình liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Các quốc gia cũng có quyền hủy, thay đổi tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp của mình theo những điều kiện được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7 và 8 Điều 287 của Công ước. Tuyên bố này được gửi tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để lưu chiểu và Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về vấn đề này cũng như Tuyên bố này sẽ được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc.

2.3. Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc

Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Nếu như các quy định tại Mục 2 của phần XV Công ước 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thiết chế giải quyết tranh chấp được nêu trên thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Nói cách khác, trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Công ước của các thiết chế xét xử được nêu tại Điều 287 của Công ước 1982 bị “triệt tiêu”. Việc loại bỏ một số loại tranh chấp nhất định ra khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc là điều kiện tiên quyết để các quốc gia thành viên tham gia Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 chấp nhận các quy định về giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển năm 1982.

Vẻ kì bí của biển đảo quê hương-Ảnh: HĐB

Theo quy định tại Mục 3 phần XV của Công ước Luật Biển năm 1982, có 2 hình thức “miễn trừ” việc áp dụng quyền tài phán bắt buộc, đó là miễn trừ đương nhiên và ngoại lệ. Miễn trừ đương nhiên được quy định tại Điều 297 và miễn trừ mang tính ngoại lệ được điều chỉnh bởi Điều 298 của Công ước Luật Biển năm 1982.

Theo điều 297, một số loại tranh chấp nhất định đương nhiên được loại bỏ khỏi thủ tục bắt buộc, bao gồm: Tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước trong việc nghiên cứu khoa học biển theo các Điều 246 và 253; tranh chấp liên quan đến quyền quản lí của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 61-72 của Công ước… Điều này có ý nghĩa rằng, liên quan đến các tranh chấp này, các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi thủ tục mang tính chất bắt buộc.

Mặt khác, theo Điều 298 “nếu một quốc gia thành viên Công ước Luât Biển năm 1982 tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào rằng họ không chấp thuận một trong các thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất bắt buộc liên quan đến một số loại tranh chấp nhất định, các bên tranh chấp khác không thể sử dụng thủ tục mang tính chất bắt buộc để chống lại quốc gia thành viên này khi có phát sinh các tranh chấp này”.

Những loại tranh chấp mà các quốc gia có thể tuyên bố không thuộc đối tượng điều chỉnh của việc giải quyết tranh chấp bắt buộc bao gồm:

- Các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển theo Điều 15, 74 và 83 của Công ước Luật Biển năm 1982 hoặc các vụ tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử.

- Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại.

- Tranh chấp liên quan đến các hành động bảo đảm thi hành luật pháp trong việc thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về quản lí tài nguyên sinh vật và nghiên cứu khoa học và khoản 2 và 3 Điều 297 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một tòa án.

- Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giải quyết theo thẩm quyền của mình được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Tuyên bố về việc không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc có thể được các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 đưa ra vào bất cứ thời điểm nào, song phải dưới hình thức văn bản và được gửi tới Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Các quốc gia cũng có quyền đưa ra một tuyên bố mới hoặc rút lại tuyên bố về vấn đề này theo các thủ tục quy định tại Điều 298 của Công ước 1982. Cũng như tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc, tuyên bố không chấp nhận thủ tục cũng được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc./.

Đông Bắc





 
Đăng vào lúc: 09:05 22/03/2023
Kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2023, Thông tư liên tịch số 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023 (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01) của liên ngành trung ương về “Quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng” đã có hiệu lực pháp luật và được các cơ quan hữu quan tổ chức thi hành.

 
Đăng vào lúc: 10:46 14/03/2023
Ngày 24/02/2023, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, công bố thêm 07 án lệ mới áp dụng từ ngày 27/3/2023.

 
Đăng vào lúc: 09:19 10/03/2023
Nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Lãnh đạo và Công đoàn VKSND huyện, thành phố tổ chức họp mặt công chức và người lao động để ôn lại truyền thống tốt đẹp. Qua đó bày tỏ sự quan tâm với phụ nữ nói chung, của nữ công chức và người lao động của các đơn vị nói riêng. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, là người vợ, là người mẹ, người bà để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội, của cơ quan, đơn vị.

 
Đăng vào lúc: 08:33 09/03/2023
Sáng ngày 03/3/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang phối hợp Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Văn Kháng, sinh năm 1992, trú tại ấp Nhà Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự.

 
Đăng vào lúc: 08:56 01/03/2023
Ngày 28/02/2023, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Dự chỉ đạo buổi lễ, có ông Lê Văn Dương- Phó Viện trưởng tỉnh, ông Thiềm Giang Văn- Chánh Văn phòng, công chức Phòng Tổ chức cán bộ VKSND tỉnh và các công chức mới được tuyển dụng, điều động đến dự.

 
Đăng vào lúc: 08:07 01/03/2023
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Vừa qua VKSND thành phố Rạch Giá đã tăng cường công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đặc biệt là công tác kiểm sát cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự đảm bảo đúng pháp luật. Qua đó, trong các ngày 17/02/2023 và 21/02/2023 VKSND thành phố Rạch Giá đã tiến hành kiểm sát việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản do hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án ...
 


 
Đăng vào lúc: 15:36 24/09/2013
Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/BCSĐ ngày 11/6/2013 của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao về xây dựng kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị (Chỉ thị 21-CT/TW) về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, VKSND tỉnh Kiên Giang sơ kết 05 năm (từ 01/6/2008 đến 31/5/2013) thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị như sau:..

 
Đăng vào lúc: 15:21 25/09/2013
Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra, rà soát 16 trường hợp hồ sơ đề nghị xét đặc xá đợt 2/9 năm 2013 đối với 16 bị án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong toàn tỉnh Kiên Giang, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị xét đặc xá miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Quyết định số 1251/2013/QĐ-CTN ngày 20/7/2013 của Chủ tịch nước.

 
Đăng vào lúc: 10:16 29/10/2014
Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) là kết quả của Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1982 nhằm xây dựng một trật tự pháp lí quốc tế mới về biển và đại dương. Được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, Công ước 1982 quy định một cách toàn diện các quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia (có biển, không có biển, bất lợi về mặt địa lí…)

 
Đăng vào lúc: 09:39 30/10/2014
Giải quyết tranh chấp được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế của Tòa án quốc tế. Hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 được xây dựng với mục tiêu bảo vệ và duy trì trật tự pháp lí quốc tế mới về biển và đại dương khỏi những giải thích và vận dụng đơn phương có thể dẫn đến việc phá vỡ trật tự pháp lí này thông qua...

 
Đăng vào lúc: 15:48 08/09/2015
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa có cáo trạng truy tố các bị can Trần Hen, Tô Thị Kỳ Trân về tội “Tham ô tài sản"; Nguyễn Văn Dũng, Lê Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng Thơm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Nguyễn Thị Dung Hương về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài ra bị can Nguyễn Văn Dũng còn bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

 
Đăng vào lúc: 16:23 12/05/2016
Ngày 06/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Dưới đây là 06 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.

 
 
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Địa chỉ: Số 573 Nguyễn Trung Trực, P. An Hòa, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Chịu trách nhiệm: ông Lê Văn Dương - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Email: bbt.vkskiengiang@gmail.com     Ðiện thoại: 0297. 3811869     Fax: 0297. 3811873
Chung nhan Tin Nhiem Mang