Ngay sau khi tiếp nhận chỉ đạo của Cục thống kê tội phạm về việc góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê, hệ thống biểu mẫu thống kê ngành Kiểm sát nhân dân. Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang đã tổ chức triển khai và quán triệt nội dung Công văn số 452/VKSTC-TKTP ngày 09/02/2015 của Viện tối cao đến toàn thể cán bộ chuyên trách công tác Thống kê của Viện tỉnh và cán bộ đảm nhiệm công tác báo cáo thống kê của các đơn vị. Đợt đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung tập trung vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống biểu mẫu thống kê và chế độ báo cáo thống kê theo Quyết định 452/QĐ-VKSTC ngành Kiểm sát nhân dân, để phù hợp với thay đổi của Luật tổ chức Viện kiểm sát mới 2014.

Điểm mới trong đợt đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung này là ''Nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu, các chỉ tiêu khác để đảm bảo đánh giá chính xác toàn diện khách quan kết quả công tác của ngành''. Với tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ chuyên trách công tác Thống kê của Viện tỉnh và cán bộ đảm nhiệm công tác báo cáo thống kê của các đơn vị trong tỉnh đã tích cực đóng góp với nhiều ý kiến thiết thực, tập trung phân tích những vướng mắc, kết hợp những quy định pháp luật để làm sáng tỏ những nội dung, chỉ tiêu thống kê cần được sửa đổi, bổ sung.
Từ thực tế qua hơn một năm triển khai thực hiện. Nhận thấy Hệ thống chỉ tiêu thống kê năm 2013 đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, phục vụ và nghiên cứu của ngành và các đơn vị có yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thấy rằng Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong từng khâu công tác cần xem xét bố cục lại để thuận lợi cho việc quản lý và thống kê, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành và hoạt động phòng, chống vi phạm và tội phạm trên địa bàn.
Để thuận tiện cho việc theo dõi cũng như tiếp tục tiếp thu những ý kiến mới đóng góp để hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống biểu mẫu thống kê ngành Kiểm sát nhân dân . Xin được nêu những đóng góp đã được ghi nhận.
Trước hết về chỉ tiêu thống kê khâu hình sự (KSĐT, truy tố, xét xử sơ thẩm hình sự) có ý kiến cho rằng cần chia thành 2 phần: Phần chỉ tiêu số liệu có tính liên kết và Phần chỉ tiêu số liệu có yêu cầu độc lập.
Trong thực tế, khi cán bộ lập báo cáo thống kê, đầu tiên chỉ chú trọng thu thập, phân tích số liệu và tổng hợp số liệu có tính liên kết trước, như: Số cũ, số mới, tổng số, đề nghị truy tố (quyết định truy tố, xét xử), đình chỉ, tạm đình chỉ và còn lại (các giai đoạn giải quyết án)... Đây là bước cơ bản, quan trọng, chiếm nhiều thời gian.
Thống kê chỉ tiêu số liệu có tính liên kết, phương pháp tổng hợp này có ưu điểm là ''có tập trung cao''. Việc thu thập, phân tích số liệu chính xác, đầy đủ, việc đối chiếu, so sánh có hiệu quả. Hạn chế việc phân tán tư duy trong quá trình thu thập, phân tích số liệu.
Đối với chỉ tiêu độc lập, công việc này thường làm sau khi đã hoàn thành phần dữ liệu có tính liên kết. Trong Biểu 02/2013 cụ thể các chỉ tiêu tiêu có yêu cầu độc lập như Phần I.3 - Kiểm sát các hoạt động điều tra, có các chỉ tiêu từ dòng 67 đến dòng 80; Phần I.4 - Quyết định việc truy tố, có các chỉ tiêu từ dòng 116 đến dòng 126; Phần II - Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, có các chỉ tiêu từ dòng 158 đến dòng 167.
Qua đóng góp, phần lớn các ý kiến thống nhất đề xuất để đảm bảo cho việc tổng hợp báo cáo số liệu có yêu cầu độc lập đầy đủ chính xác, chống bỏ sót trong quá trình thu thập báo cáo. Do đó, cần nghiên cứu gom lại toàn bộ nội dung các chỉ tiêu có yêu cầu độc lập và kết cấu chung trong một biểu riêng biệt (thuộc Biểu 2).
Đối với các chỉ tiêu thống kê, các ý kiến tập trung làm rỏ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung của Biểu 02/2013. Trong đó, về công thức tính đối với án Tạm đình chỉ, theo hướng dẫn VTC thì công thức tính số vụ án CQĐT ra QĐ Tạm đình chỉ tính đến cuối kỳ thống kê là Dòng 62 = (d62 - d39) + d60. Tương tự tính số bị can CQĐT ra QĐ Tạm đình chỉ tính đến cuối kỳ thống kê là dòng 63 = (d63 - d41) + d61.
Từ thực tế áp dụng để xử lý các tình huống như trong trường hợp số liệu có phát sinh phục hồi (hoặc không phục hồi), có tạm đình chỉ (hoặc không có tạm đình chỉ) trong kỳ thì áp dụng công thức theo hướng dẫn để tính.
Tuy nhiên, các trường hợp như phục hồi sau đó chuyển đi, khi đó phải áp dụng nguyên tắc ''chuyển đi'', ''chuyển đến'' và trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự...Những số liệu này nếu áp dụng công thức để tính thì không đảm bảo độ chính xác của số liệu.
Vì vậy, cần có hướng dẫn thêm về trường hợp Phục hồi sau đó chuyển đi; trường hợp Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự... để có sự thống nhất thực hiện thống kê về án Tạm đình chỉ.
Cũng trong biểu 02/2013 của giai đoạn truy tố. Các ý kiến đóng góp đề nghị bỏ đoạn (không tính những vụ do Tòa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung). Vì đoạn này gây nhầm lẫn cho cán bộ thống kê khi lập báo cáo thống kê và cho công tác nghiên cứu. Việc tính tỉ lệ % không nên đưa vào thống kê. Đồng thời đề xuất bổ sung thêm dòng - ''Trong đó: Số vụ do Tòa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát, VKS trả cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung'' để thay cho đoạn ''không tính những vụ do Tòa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung'' thì chính xác hơn. Việc bổ sung dòng này tạo thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu với cơ quan Công an, củng như cung cấp số liệu cho cơ quan CA theo yêu cầu.
Khi đóng góp các chỉ tiêu trong biểu Biểu 6 - TKCTKS việc tạm giữ, tạm giam và THA hình sự. Nội dung của biểu này chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác báo cáo và công tác nghiên cứu đánh giá tình hình và hoạt động. Vì vậy đề nghị bổ sung và sửa vừa đáp ứng các yêu cầu phục vụ vừa dễ hiểu. Theo đó các ý kiến đề nghị bổ sung các chỉ tiêu phân tích từ chỉ tiêu 2 - Số người mới tạm giữ: Thêm
Trong đó: - Bắt khẩn cấp
- Bắt quả tang
- Bắt truy nã
- Bắt tự thú, đầu thú
+ Đề nghị Tách và thêm chỉ tiêu: Từ chỉ tiêu 6 - Số người trả tự do:
- Trả tự do khi Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ;
- Trả tự do khi Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ;
- Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác;
- Viện kiểm sát trả tự do theo điểm d, Khoản 2, Điều 22 Luật TCVKSND sửa đổi 2014. d) Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật;…
- Dòng 5- Số người bị tạm giữ chuyển tạm giam
+ Bổ sung: Trong đó: Số truy nã chuyển tạm giam.
- Dòng 27: Hủy bỏ biện pháp tạm giam
+ Bổ sung: Tạm giam trái pháp luật.
- Cụ thể là: Dòng 27: Hủy bỏ biện pháp tạm giam (Tạm giam trái pháp luật).
- Bổ sung: Dòng mới là:- Hủy bỏ biện pháp tạm giam khi thấy không cần thiết. Việc bổ sung dòng này để tránh sự nhầm lẫn với Hủy bỏ biện pháp tạm giam (tạm giam trái pháp luật).
- Bổ sung thêm chỉ tiêu thể hiện ''Tổng số'' các trường hợp, bao gồm: Số liệu các dòng 128, d 129, d 130, d 132, d 134, d 135, d 136.
Một số chỉ tiêu thống kê ở biểu thống kê khi in ra không hiển thị hết toàn bộ nội dung của chỉ tiêu thống kê, nên khi đọc làm thống kê và khai thác thống kê khó hiểu, gặp khó khăn hoặc muốn biết đầy đủ phải thực hiện thêm thao tác tra cứu, vừa bất tiện, vừa mất thời gian, như các chỉ tiêu dòng
Theo đó các dòng chỉ tiêu như dòng 126: Số người chấp hành án đã có quyết định thi hành án của kỳ thống kê trước nhưng. Đề nghị bổ sung ''chưa đưa đi chấp hành án'' vào cuối dòng chỉ tiêu.
Các dòng 134, dòng 135, dòng 143, dòng 145, dòng 151, dòng 154, dòng 158, dòng 173, dòng 179, dòng 186...
Một số dòng cần chỉ rỏ như : Dòng 167 - ''Số bản kiến nghị cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp'' bổ sung (không thống kê những kiến nghị có trong kết luận KS trực tiếp) vào cuối chỉ tiêu. Hay bổ sung thêm nội dung ''Không thống kê những kiến nghị có trong kết luận KS trực tiếp'' vào cuối dòng 169 - Số bản kiến nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp dưới (không thống kê những kiến nghị có trong kết luận KS trực tiếp).
Biểu 10 - TKCTKS GQ các vụ, việc DS, HNGĐ, KD, LĐ theo thủ tục sơ thẩm. Trong biểu này đề nghị bổ sung như sau: Số vụ, việc tạm đình chỉ phục hồi tiếp tục giải quyết trong kỳ. Thêm dòng: Số vụ, việc tách, nhập trong kỳ.
Biểu 11 - TKCTKS GQ các vụ, việc DS, HNGĐ, KD, LĐ theo thủ tục phúc thẩm
Trong biểu này đề nghị bổ sung dòng 4 - Số vụ, việc VKS mới thụ lý, thêm dòng Trong đó: Số vụ, việc VKS kháng nghị phúc thẩm.
Đóng góp biểu Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, các ý kiến nêu lên sự cần thiết lập công thức kiểm tra quan hệ giữa biểu Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp với các biểu thống kê nghiệp vụ, để hạn chế việc báo cáo thiếu số liệu, sai số liệu.
Trong trường hợp không thiết lập được công thức kiểm tra quan hệ hoặc đã thiết lập được công thức kiểm tra quan hệ thì cũng cần thiết bổ sung vào cuối các chỉ tiêu có nội dung Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp dòng chữ viết tắt (VPPLTHĐTP hoặc ký hiệu bằng * ) để việc kiểm tra quan hệ được thuận lợi.
Nội dung này (VPPLTHĐTP hoặc ký hiệu bằng * ) được gắn vào cuối chỉ tiêu thống kê vừa nhắc nhở người cung cấp số liệu, tổng hợp số liệu xác định và cân nhắc chính xác số liệu trước khi đưa số liệu vào các chỉ tiêu này là chỉ tiêu ''Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp''.
Đóng góp về phần mềm thống kê: Phần mềm Biểu 6 phần ''Kiểm sát tại trại giam''. Đề nghị tích hợp thêm: ''Nhận file dữ liệu cấp phòng'' để thuận tiện cho việc tiếp nhận số liệu cấp phòng cùng một lúc. Đồng thời thiết lập thống nhất các phòng nghiệp vụ là đơn vị ''cấp huyện'' để việc tiếp nhận file dữ liệu cho thuận lợi.
Phần mềm hiện nay khi muốn mở xem kết quả và in báo cáo thống kê của Biểu 02-2013, ta phải cần thực hiện 10 thao tác. Như vậy là quá nhiều và mất nhiều thời gian. Vì vậy, cần nghiên cứu tiết giảm những thao tác trong toàn hệ thống.
Đóng góp về chế độ báo cáo, các ý kiến đều thống nhất như Quy định 379 và Quy định 452 về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Đóng góp Hệ thống biểu mẫu thống kê ngành Kiểm sát nhân dân. Đề nghị nghiên cứu sửa Biểu 2, rút gọn từ 5 trang xuống còn 4 trang. Cụ thể như giữ nguyên trang 1 như hiện tại; Thiết lập 01 trang mới số liệu tổng hợp từ các dòng (67 đến dòng 80; dòng 116 đến dòng 126; dòng 158 đến dòng 167) biểu thống kê hiện tại; Trang 3 số liệu tổng hợp từ các dòng (38 đến dòng 66; dòng 81 đến dòng 115; dòng 127 đến dòng 157) biểu thống kê hiện tại; Biểu 3 giữ nguyên không thay đổi.
Với những ý kiến đóng góp thể hiện trách nhiệm của cán bộ chuyên trách và cán bộ các đơn vị, đã làm sáng tỏ thêm những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác báo cáo thống kê. Đây cũng chỉ là bước đầu sau hơn một năm thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống biểu mẫu thống kê ngành Kiểm sát nhân dân. Việc đóng góp sẽ tiếp tục nhằm đánh giá chính xác toàn diện khách quan kết quả công tác của ngành./.
Trần Văn Tùng
Phó trưởng phòng TKTP và CNTT – VKSND tỉnh Kiên Giang